Biển Đông và lòng yêu nước

Ngày 5/6, trong nội dung phát biểu khai mạc phiên toàn thể diễn đàn an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robeert Gates đưa ra nhận định: “Khu vực biển Đông là khu vực gây quan ngại ngày càng tăng, biển Đông không chỉ có ý nghĩa sống còn với các quốc gia có bờ biển trực tiếp, mà còn với các nước có lợi ích kinh tế và anh ninh ở chấu Á.”

Vào lúc mà Trung Quốc ngang ngược cho tàu ngư hướng mũi về biển phía nam ngày càng xa. Rất chừng mực, đề thi môn sử trung học phổ thông năm nay đã nêu cao kiến thức và tinh thần bảo vệ biển đảo.

Trong khi đó hàng ngày, báo giấy, báo mạng Việt Nam ngày càng ý thức hơn về việc gọi đúng tên: tàu chiến, lính và súng Trung quốc đang ăn hiếp, ăn cướp ngư dân Việt Nam cũng như chỉ đích danh “tay nhà giàu mới” phương Bắc đang tạo lắm vấn nạn mới, lập nhiều mưu đồ mới…

Nhưng tầm mức thông tin như hiện nay vẫn chưa đủ, chưa rõ toàn cảnh để mọi người thấy rằng cánh cửa lớn sống còn phía đông của dân tộc đang bị Trung Quốc lăm le đóng lại và sẽ đến ngày họ sẽ bóp ổ khoá. Vũ khí dư luận phải là sức mạnh để giữ biển đảo và hoà bình không chỉ riêng cho Việt Nam

Người Việt Nam từ quá khứ tới hiện đại chưa bao giờ có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan, yêu nước trong tinh thần chống xâm lăng không hề có chút liên hệ đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và đừng non nớt để bị gạt mà tự phế nội lực yêu nước- một sức mạnh toàn diện và chân chính bảo vệ dân tộc suốt hàng ngàn năm.

Trong tương lai không phải Việt Nam giàu ở mức nào, có thể chế nào, bởi người bạc nhược, thiển cận, bọn cơ hội, mãi quốc cầu vinh ở chế độ chính trị xã hội nào cũng có.

Chỉ cần bài học lịch sử Việt Nam được viết mới với nội hàm: Không chỉ những cuộc chiến chống xâm lăng đã qua là cơ sở của lòng tự hào dân tộc, mà chính từ lòng yêu nước hôm nay dân tộc này phải nhận diện, phải gọi đích danh, phải chỉ ra minh bạch hiểm hoạ tham vọng lãnh thổ từ Trung Quốc.

Một điều mà Trung Quốc dù rất ham muốn nhưng vẫn còn sợ hãi là nếu gây chiến tranh, điều đó có nghĩa là dân tộc Việt sẽ là một khối đoàn kết.

Và một cuộc viễn chinh thảm bại sẽ là vết thương khó lành cho chính nội tình Trung Quốc, sẽ là cơn đau thúc đẩy những căn chứng trầm trọng khác của thể chế hiện nay ở Trung Quốc.

Tất nhiên, khác thời hậu chiến tranh Việt Nam theo kiểu ở Mỹ, hậu chiến tranh Việt Nam ở Trung Quốc cũng sẽ là động lực thúc đẩy nhanh hơn tiến trình rối loạn, tan rã của thể chế hậu cộng sản.

Ngay bây giờ, quyền phản ứng cứng rắn hơn trước mọi hành động khiêu khích lấn áp, xâm phạm chủ quyền ở biển Đông là chính nghĩa Việt Nam. Và điều đó cũng là cách ứng xử rạch ròi cho ý thức chuẩn mực về giữ hoà khí giữa hai dân tộc.

Theo : BBC

0 nhận xét:

Đăng nhận xét